Những khoảng cách còn lại chương 1


Phần (…………) là đoạn bị thiếu do sách thiếu trang, sẽ bổ sung sau.

1

Mùa mưa của năm 1975 đến với Hà Nội sớm hơn thường lệ với dự báo của một mùa nước lớn. Những trận mưa tầm tã, đột ngột, kéo dài hàng nửa ngày. Sấm chớp. Và vùng phương Bắc lúc nào cũng kín đặc những tảng mây xám, nặng trĩu, sẵn sàng trôi tuột về xuôi nối tiếp cho những trận mưa triền miên. Nước sông Hồng đang lên to. Người Hà Nội đã quen linh đoán những biến cố ảnh hưởng của thời tiết đến mực nước sông Hồng, bởi từ nhiều năm nay, mỗi khi mùa mưa đến, dòng sông trở nên vấn đề đời sống của thành phố. Người ta phải huy động hàng chục vạn nhân lực để lo việc canh giữ, đắp đê, phòng chống bão lụt. Khi nước dâng to, hàng ngàn gia đình ở khu dân cư bên ngoài đê lại bầu đoàn di chuyển vào nội thành, gây ra không ít những khó khăn, xáo trộn nếp sinh hoạt thành phố. Và cái cảnh hai bên bợ sông bao giờ cũng đầy ứ hàng trăm xe các loại nối đuôi, nhích từng thước một qua cầu Long Biên cũ kỹ, chật hẹp, thành thứ bệnh mãn tính, gắn chặt với mùa mưa bão và nỗi nôn nóng trì trệ.

 

Mặc dầu mưa.

 

Thành phố vào giờ tan tầm buổi chiều, vẫn đông nghẹt người trên các dòng đường. Người Hà Nội đã quen nếp sống khẩn trương mỗi khi rời công sở, nhà máy để trở về nhà với bao nhiêu việc gia đình đang chờ đợi. Hàng vạn chiếc xe đạp với mật độ dày đặc xuôi ngước như mắc cửi, bắt buộc xe hơi, xe buýt phải giảm tốc độ, luồn lách hết sức thận trong, khéo léo mởi khỏi gây ra tai nạn. Không khí tấp nập xe, người làm cho thành phố  ấm cúng và sôi động hẳn lên đến khi đèn công cộng bắt đầu bật sáng lơ lửng, xa xôi trong khoảng không dày đặc hạt mưa.

 

Thu Hà lụng thụng trong chiếc áo mưa bộ đội, đạp xe trở về nhà. Từ cơ quan ở Vân Hồ đến nhà ở khu tập thể An Dương, bên ngoài đê sông Hồng, gần như một đường chéo từ nam đến bắc thành phố, ít nhất cũng khoảng 7 ki-lô-mét, không bao giờ Hà tỏ ra vội vàng hối hả như tâm trạng chung của những người vừa rời khỏi cơ quan sau giờ làm việc. Ở nhà, cô không có nhiều việc bận rộn. Cô chưa có con. Chồng cô là người đơn giản đối với những nhu cầu nội trợ. Hơn nữa, nửa tháng nay, anh đi phép vào Sài Gòn, nhà còn mỗi mình cô, chỉ việc nấu một nồi cơm nhỏ, một ít thức ăn. Nếu ngại, không muốn nấu nướng, thì nửa cái bánh mì với mấy miếng đậu phụ kho cũng xong một bữa. Buổi tối, vùi đầu vào đọc tài liệu hoặc đọc sách. Cho nên, khoảng thời gian thoải mái và buông thả nhất trong ngày của cô lại chính la lúc đi từ nhà tới cơ quan và từ cơ quan về nhà. Những đường phố nối liền giữa hai điểm tồn tại thiết yếu trong đời sống ấy, lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác, đôi lúc nhàm nhạt, cô lại chọn con đường vòng qua phố khác, xa hơn, để tầm mắt được thay đổi, và tâm trạng trở lại nhẹ nhàng trong nỗi nhớ man mác những đoạn đương quen thuộc cũ.

 

Từ dốc đường Thanh Niên lên mặt đê, Hà buộc phải xuống dắt xe. Đang đạp xe, phải xuống dắt bộ, cái lạnh như nổi từ trong người nổi ra khiến Hà rùng mình. Sự thanh thản bỗng hẫng hẳn. Con người giàu lãng mạn của cô trơ về với thực tế đầy ái ngại: Từ mặt đê xuống nhà, phải vác xe đạp lội bộ khoảng 500 mét, đường lầy lội. Những trận mưa liên miên như ấn khu lao động vào bãi bùn nước khổng lồ.

 

An Dương nguyên là bãi đất hoang mấy chục he-ta trải rộng suốt từ chân đê tới tận mép nước sông Hồng, từ năm 1960 mới mọc lên khu lao động gồm hàng trăm dãy nhà một tầng, mười hai gian, do nhà nước xây dựng. Ban đầu, nó cũng khang trang trật tự, nhưng trải qua thời gian cùng với sự tàn phá nặng nề của những trận bom B52 cuối tháng 12/1972 của giặc Mỹ, nó trở nên cũ kỹ, lộn xộn bởi những kiến trúc vá víu tự phát, những mảnh vườn tùy tiện tận dụng từ mảnh đất công cộng trước cửa mỗi nhà. Soan, nhãn, mít, dàn mướp, đậu, bí, rồi rau, rồi hoa thi nhau mọc lên. Mỗi gia đình đều toại nguyện. Nhưng đứng trên mặt đê cao nhìn xuống, khu lao động gần giống như một làng ngoại thành. Cũng (……………….. ) năm 1972, ghé về thăm mẹ được một ngày, đúng trận bom B52, bị chết mất xác. Bà cụ Úy sống một mình bằng trợ cấp Ban Thương bình Xã hội và nhận làm giúp những công việc hầu hết các gia đình cản bộ, công nhân viên đều rất ít thì giờ, đó là việc xếp hàng mua gạo, thực phẩm ở các cửa hàng. Bà thường mua một lúc cả chục sổ, kiên trì trong những cuộc xếp hàng dài dặc, tốn rất nhiều thời gian, để nhận lấy số tiền thù lao tùy hảo tâm của những gia đình nhờ vả. Bà cụ phúc đức, nhiệt tâm, nhưng cũng là người mồm miệng. Trong những buổi xếp hàng, tiếp xúc với hàng trăm bà nội trợ đã nhẵn mặt nhau, bà cụ thu thập một cách lộn xộn đủ các loại tin tức thế giới, trong nước cho đến giá cả thị trường, tai nạn xe cộ, những vụ hối lộ, tham ô…. Để về nhà, hễ có dịp là kể cho hàng xóm. Người hàng xóm gần nhất và cũng thông cảm nhất của bà là Hà. Những lần bà ốm đau, Hà vẫn thường sang chạy thuốc men nấu cháo, chăm sóc tận tình. Vì vậy, buồn vui, chuyện gì bà cũng “ưu tiên” chọn Hà làm đối tượng san sẻ.

 

Hôm nay, nghe những tiếng dạo đầu, Hà hiểu ngay bà cụ đang hứng nói. Nhưng cần yên tĩnh, cô lặng thinh cố ý không bắt chuyện. Tiếng bà cụ từ phòng bên vẫn không ngớt vọng sang:

 

– Cậu Hải đi phép, gặp được ông cụ, bà cụ trong ấy, ra chuyến này, chắc tôi mất luôn cô hàng xóm tốt bụng. Thật mừng cho cô, nhưng nghĩ kỹ, lại thấy chẳng mừng gì cả. Lo nữa là đàng khác cô ạ. Tôi nghe nhiều người đi công tác Sài Gòn ra, nói trong ấy đời sống cao lắm. Chẳng hiểu cô thê nào, chứ tôi cứ tưng túc, nghèn nghẹn trong lòng.Dứt khoét chế độ thằng Thiệu phải kém miền Bắc mình, nó mới thua, chớ nó giàu mạnh, làm sao mình thắng được nó. Thế rồi, tôi lại đâm lo. Như cái hồi Hà Nội giải phóng, năm 1954, nhiều anh cán bộ ở chiên khu, thanh bạch tám, chín năm chẳng sao, vừa chân ướt chân ráo về thành phố, bị cái bả phồn hoa đô hộ nó cám dỗ đổ nghiêng đổ ngả liền. Hồi đó, Hà Nội chắc thua Sài Gòn bây giờ. Chẳng biết Đảng, Chính phủ có lo giáo dục cái khoản ấy cho cán bộ không? Thằng Nghệ, con tôi, cũng về Sài Gòn. Ấy, lúc chiến tranh nói gở, nó chẳng may hy sinh, mẹ nó còn được cái vinh dự làm mẹ liệt sĩ, chứ hòa bình rồi, mất con vào mồi của bọn tư sản, chỉ có vác mặt mo.  Tụi ngụy nó cười vào mũi cho cô ạ.

 

Hà cắm cúi loay hoay với cái bếp dầu ở góc nhà Cô ngại không muốn nấu cơm. Chỉ định nhóm bếp hơ qua mẫu bánh mì bữa sáng còn lại, ăn với mấy con tép rang cho qua bữa. Đánh hết ba que diêm, vẫn không châm được bếp bén lửa, sau mới phát hiện ra đầu bất bị ướt nước, cô bực tức xô cái bếp vào góc nhà, cầm mẫu bánh nguội ngắc, khô cứng ngắm nghía, miễn cưỡng đưa lên miện cắn bứt ra một miếng nhai cho đậm miệng.

 

Tiếng bà cụ Úy bên kia vách ngừng hẳn. Hà tủm tỉm cười: may bà cụ kết thúc bản “trường ca” sớm hơn mọi hôm. Cô đi lại mở cửa, thò đầu nhìn xuống bếp, hy vọng lò than nhà ai còn cháy, sẽ chỵ vù xuống nướng nhờ mẩu bánh mì. (……………….)

 

Chuyện ở cửa hàng gạo vào thăm bà con được hai tháng là nhiều chứ gì? Hai tháng làm sao chị ta đi hết, hiểu hết được Sài Gòn? Hà nói vui:  Nhà cháu đi phép ra kỳ này, cháu với bà sẽ đi thăm miền Nam một chuyến, để sờ tận tay, nhìn tận mắt, bà đồng ý không?

 

Bà cụ Úy cười nhăn nheo gò má:

 

– Thằng Nghệ viết thư ra cũng có ý đón tôi vào trong ấy. Nhưng vào chơi thời được. Chứ ở hẳn, tôi không muốn tí nào.

 

Hà ăn hết cả đĩa mì chần, khoan khoái buông bát đũa:

 

– Ngon miệng quá. Cháu thật cảm ơn bà.

 

Sau đó, cô với tay lấy lá thư của Hải ở góc bàn, hỉ hả cười:

 

– Bây giờ, cháu mới đủ bình tĩnh để đọc lá thư “Sè Goòng” của nhà cháu đây….

 

.

 

Kết quả hình ảnh cho bếp dầu

Bếp dầu

2 Comments

Bình luận về bài viết này