Những khoảng cách còn lại – tựa sách


Biết đến quyển tiểu thuyết này cũng là do duyên. Môn học đòi hỏi phải đọc, và tìm hiểu sâu về tác phẩm.

Sau đó một bạn trong nhóm, chạy khắp các nhà sách ở TP.HCM cả ngày không tìm được, cuối cùng thấy quyển sách cũ kĩ với giấy vàng ố được xuất bản năm 1984, ngoài ra một bạn khác cũng tìm được một quyển trong giá sách ở Thư viện trường (mị học Nhân Văn).

Tác phẩm viết về những con người trong cùng một gia đình, nhưng có những tư tưởng khác biệt nhau ở giao thời 1975, thời điểm vừa độc lập, tàn dư của giai cấp tư bản chưa dứt. gia đình ấy như là một xã hội thu nhỏ thời đó vậy, những con người với những tính cách đặc trung của từng tầng lớp, từng giai cấp.

Vài trang đầu diễn biến thong thả, nhưng càng về sau càng hấp dẫn, xứng đáng là một tác phẩm gây tiếng vang thời ấy. Sự khác biệt về thời đại khiến cho cách dùng từ và diễn đạt trong tác phẩm thỉnh thoảng tương đối khác lạ.

Rồi đột nhiên lại cảm thấy, một tác phẩm hay như vậy, nhưng lại không được tái bản, lại không nhiều người biết đến. Chúng tôi tìm thật lâu mới tìm được hai quyển. Vậy thì, đến lúc nào đó, sẽ không còn người đọc được quyển tiểu thuyết này nữa (tuy rằng có phim, nhưng tôi nhận thấy giới trẻ giờ ít xem phim trắng đen xưa).

Chính vì vậy, tôi quyết định đánh lại quyển tiểu thuyết “Những khoảng cách còn lại” này, một là để lưu trữ, đồng thời cũng mong tác phẩm sẽ được nhiều người thưởng thức hơn.
_Lâm_

Kết quả hình ảnh cho những khoảng cách còn lại

NHỮNG KHOẢNG CÁCH CÒN LẠI
Nguyễn Mạnh Tuấn

Tóm tắt

Chuyện kể về một gia đình với hai luồng tư tưởng đối lập: chủ nghĩa tư bản và chủ ngĩa xã hội. Ông Sĩ là một chiến sĩ cách mạng vừa rời khỏi chiến trường trở về Sài Gòn trong giải phóng, và nhận ra vợ mình (bà Thuận Thành), một người vợ chung thủy trung trinh lại là một nhà tư sản, có hẳn một công ty khá quy mô và đang trên đà phát triển thịnh vượng. Trong gia đình còn có con trai Sơn là đại úy công binh hải quân Ngụy; Hằng, vợ Sơn, một người trâm lặng quan sát gia đình với sự mâu thuẫn của chính bản thân; con gái nhỏ Quỳnh bỏ học sa lầy trong những cuộc vui, buông thả chơi bời và hưởng thụ; Thuận Ánh, đứa con nuôi nhỏ tuổi mà giàu lòng nhiệt huyết ngây ngô với chủ nghĩa xã hội; kỹ sư Hải, đứa con trai lớn theo ông Sĩ ra Bắc tập kết nhưng ít nếm trải cay đắng, sau khi về Sài Gòn đã nhanh chóng ngã vào những cuộc vui chơi hào nhoáng; Thu hà, vợ Hải, một cô gái hiền hậu giản dị mà kiên trung với chủ nghĩa xã hội, có thể xem là “nhân vật chính” của tác phẩm, mấu chốt đấu tranh và hòa hoãn các thành viên trong gia đình. Những mâu thuẫn của gia đình bắt đầu khi ông Sĩ trở về với biện pháp cứng rắn muốn thay đổi tư tưởng của những thanh viên khác trong gia đình: muốn bà Thuận Thành hiến tài sản cho nhà nước, muốn thay đổi lối sống hưởng thụ của Quỳnh, giáo dục thêm về Chủ nghĩa Xã hội cho Thuận Ánh, và muốn đưa Sơn đến trại cải tạo. Khi Hải về và sa lầy, gánh nặng của ông càng khó khăn hơn. Mãi đến lúc Thu Hà vào Sài Gòn thì trách nhiệm ấy mới được san sẻ. Khi mà những mâu thuẫn trong gia đình được đẩy đến đỉnh điểm và dần được tháo gỡ dưới sự cố gắng của Thu Hà, câu chuyện chậm rãi nhưng kịch tính và hấp dẫn.

PHẦN MỘT
Chương 1 ❤ Chương 2 ❤ Chương 3 ❤

Bình luận về bài viết này